Thế Giới Biến Động và Cách Chúng Ta Thích Nghi

by Thảo Lê
0 comment
Review sách 212 bài học của thế kỷ

21 bài học cho thế kỷ 21 là một trong những cuốn sách sát sườn nhất với những gì chúng ta đang đối diện: sự thay đổi chóng mặt của hiện tại, tương lai khó đoán định, và những băn khoăn trong việc giáo dục định hướng thế hệ trẻ. Cũng giống như chính tác giả đã nói về cuốn sách của mình: “Tôi muốn xoáy ống kính vào vấn đề “ngay tại đây” và “ngay lúc này”. Hơn cả một cuốn sách lý thuyết thông thường, Noah Harari đã vẽ ra một tương lai theo “nhóm vấn đề” cụ thể, ngay cả những vấn đề mà nhiều người trong chúng ta còn chưa thấu hiểu.

Đọc sách, chúng ta sẽ thấy ngồn ngộn dữ liệu được kể với giọng văn giản dị, có đôi phần hóm hỉnh. Tuy nhiên, đây không phải là một cuốn sách bạn có thể đọc 1 lần, mà chúng ta nên ngẫm nghĩ rất lâu. Sách đề cập phần hết các vấn đề nổi cộm trong thế giới của chúng ta. Xuyên suốt trong đó là những lời khuyên xác đáng, giúp chúng ta thích nghĩ với sự hỗn độn của thế giới và sự bất định của tương lai.

  • Liệu sẽ có thêm một cuốn chiến tranh thế giới mới? Nền văn minh nào đang thống trị? Chủ nghĩa nghĩa dân tộc và các vấn đề khủng bố?
  • Giáo dục thích ứng với tương lai sẽ được vận hành như thế nào để tối ưu hóa tiềm năng của người học?
  • Niềm tin? Phân biệt chủng tộc và sự khác biệt văn hóa sẽ diễn ra như thế nào trong một thế giới phẳng?
  • Hơn hết, chính là thế giới công nghệ với dữ liệu lớn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người?

Chúng ta lo lắng về sự chuyển dịch nguồn nhân lực từ con người sáng máy móc, nhưng thực ra, sự canh tranh sẽ không mang tính cá nhân, mà mang tính hệ thống để quyết định sự chuyển dịch đó diễn ra như thế nào.

21_bai_hoc_cho_the_ky_21

Tác giả lấy một ví dụ như khi hai tài xế đến cùng một ngã tư, thì họ được xem là hai thực thể độc lập, và họ không thông tin và biết được ý định của nhau. Va chạm là kết quả nhãn tiền. Trái lại, khi hai chiếc xe được lập trình giao nhau tại ngã tư, toàn bộ hệ thống được liên kết bằng thuật toán, vì dĩ nhiên, xác suất xảy ra va chạm sẽ thấp hơn rất nhiều. Tương tự trong lĩnh vực y khoa, việc truyền tải một dữ liệu y tế đồng bộ đến các y bác sỹ là cực kì khó khăn. Nhưng việc này chỉ mất chưa đến một giây, để toàn bộ thông tin được cập nhật thông qua hệ thống bác sỹ lập trình bằng thuật toán AI. 

Ngay cả những lĩnh vực thiên về cảm xúc như nghệ thuật, thì sự thay thế cũng không thể lường trước được. Nếu xem nghệ thuật là sự bắt nhịp cảm xúc con người, thì khi công nghệ và thuật toán, dựa trên phân tích của rất nhiều hệ thống dữ liệu, phần nào sẽ đánh đúng vào nhu cầu, tâm lý và cảm xúc con người.

Một viễn cảnh tốt đẹp vào năm 2050 chính là sự phối hợp tuyệt vời giữa con người và máy móc (human-AI cooperation) hơn là sự đối đầu cạnh tranh. Vấn đề ở đây là lực lượng lao động sẽ cần phải trở nên chất lượng cao, dẫn đến sự dư thừa của nhóm người trình độ thấp. Người nông dân những năm 1920, dưới sự phát triển của công nghệ hóa, có thể chuyển đổi sang làm công nhân tại các nhà máy sản xuất. Một công nhân sản xuất những năm 1980 có thể chuyển sang làm thu ngân tính tiền trong siêu thị. Nhưng đến 2050, khi robot lấy đi công việc của nhóm lao động trình độ thấp này, rất khó để người thất nghiệp có thể chuyển sang làm một công việc khác nữa. 

CHANGE IS ALWAYS STRESSFUL, AND THE HECTIC WORLD OF THE EARLY TWENTY-FIRST CENTURY HAS PRODUCED A GLOBAL EPIDEMIC OF STRESS

Ngoài ra, không chỉ vấn đề Covid ảnh hưởng đến việc làm và nguồn nhân lực. Nói đúng ra, dịch bệnh làm cho sự chuyển dịch lao động và ngànhnghề diễn ra nhanh hơn mà thôi. Giải pháp cho vấn đề việc làm tựu chung xoay quanh ba điểm sau: ngăn cản sự mất đi công việc, tạo ra thêm nhiều việc mới và sự mất việc không vượt quá số lượng công việc được tạo ra. 

cong-nghe-dong-vai-tro-chu-dao

Không chỉ về công việc với sự diễn biến không lường trước được, thuật toán còn chiếm vai trò quan trọng trong việc nắm bắt thói quen suy nghĩ, tiêu dùng và hành vi của con người. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, Facebook, Google và các công ty công nghệ dẫn đầu hiện nay có thể hiểu bạn hơn cả người yêu, gia đình hay thậm chí chính bản thân bạn. Với hàng loạt hệ thống dữ liệu đám mây cực lớn, từng hành vi của người tiêu dùng được thu thập và xử lý, từ đó đưa ra xu hướng quyết định ứng xử.


Một ví dụ mang tính thực tế chính là xu hướng giới tính – điều mà bản thân một người rất ngại chia sẻ trong cộng đồng – sẽ được máy tính ghi nhận một cách xác thực nhất, từ việc khách hàng thích mẫu hình nhân vật quảng cáo gì, màu sắc ra sao, hình ảnh nào thu hút sự chú ý của họ,… Con người có thể không dám công bố bản thân mình trước thế giới, nhưng thực ra thế giới thuật toán đã nắm bắt họ từ rất lâu rồi. 

Vì cho đến hiện tại, chúng ta vẫn chưa hiểu hết về Ý THỨC, nên sẽ có ba giả định:

  • Ý thức có liên hệ đến các cơ quan hóa sinh hữu cơ và sẽ không tồn tại ở những cơ quan không phải hóa sinh hữu cơ này
  • Ý thức không có liên quan đến các cơ quan hóa sinh hữu cơ nhưng liên quan đến trí thông minh, cho nên máy tính có thể phát triển ý thức được
  • Ý thức không liên quan đến cả cơ quan hóa sinh hữu cơ và trí thông minh, cho nên việc phát triển ý thức là không cần thiết. Thuật toán chỉ cần phát triển trí thông minh mà không cần phát triển ý thức. 

Chính vì vậy, một điều xuẩn ngốc chính là chúng ta lo củng cố việc phát triển của trí thông minh nhân tạo mà quên bồi đắp phần ý thức của con người.  

Bằng cách trình bày những vấn đề chính của nhân loại, mỗi chương mục trong sách là câu hỏi mở cho tất cả chúng ta. Liệu chúng ta có nên quá lo lắng vè một thế giới không thể dự đoán được hay không? Câu trả lời là CÓ. Sự lo lắng thúc đẩy nhận thức, chuẩn bị và tâm thế đón nhận sự thay đổi. Sự cầu thị trong nhận thức với tư duy mở giúp chúng ta đón đầu tương lai tốt hơn và bền vững hơn.

Bài viết liên quan

Leave a Comment