Giải mã 4 cảm xúc về tiền bạc

by Thảo Lê
0 comment
Cảm xúc về tiền bạc

Cảm xúc về tiền bạc? Bạn có bao giờ nghe nói đến cụm từ này chưa? Cụm từ này thường xuyên xuất hiện trong đầu mình kể từ thời điểm bắt đầu hành trình thực hành tài chính cá nhân bởi mình hiểu cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chính mình. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin về 4 loại cảm xúc tiền bạc, bao gồm: Sợ hãi – ghen tị – tội lỗi – xấu hổ.

Đối với nhiều người, đây có thể được xem như là các “cảm xúc tiêu cực”, dẫn đến hàng loạt lo lắng, bất yên trong cuộc sống. Tuy nhiên, cá nhân mình thì nghĩ rằng, không phân định rạch ròi tiêu cực và tích cực khi bàn về cảm xúc. Khi chúng ta tự dán nhãn cảm xúc là tiêu cực, chúng ta sẽ có xu hướng là né tránh thay vì nhìn nhận cảm xúc đó khách quan như chính nó đang diễn ra. Mọi cảm xúc đều có giá trị nhất định, giúp chúng ta điều chỉnh hành vi, lối sống và quay trở về lại thế cân bằng.

Sợ hãi (fear) – cảm xúc về tiền bạc đầu tiên

Định nghĩa

Chứng sợ tiền (fear of money) được gọi là chrometophobia hay chrematophobia, từ tiếng Hy Lạp “chrimata” (tiền) và “phobos” (sợ hãi). Từ “chrome” trong “chrometophobia” cũng có thể liên quan đến từ “chroma” (màu sắc) trong tiếng Hy Lạp vì màu sắc rực rỡ của đồng tiền cổ – ví dụ, vàng, bạc, đồng và đồng.

Mình đưa ra một infographic với số liệu thống kê ở Mỹ, nhưng chúng ta cũng có thể dựa vào đó để hiểu được những nguyên nhân, và vấn đề tập trung của nỗi lo sợ là gì. Mình liệt kê bên dưới những nỗi lo lắng chính, bao gồm:

  • Nghỉ hưu không đảm bảo
  • Những chi phí y tế điều trị
  • Những khoản chi cho giáo dục bậc đại học (Cái này có thể Việt Nam không nhiều bằng các nước phương Tây vì văn hóa cha mẹ vẫn đài thọ tiền học đại học cho các bạn trẻ. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế tiền học phí đại học trong các năm gần đây cũng sẽ thấy rằng đây là một trong những nỗi lo cần xem xét vì học phí ngày càng tăng qua các năm)
  • Ngập ngụa trong những hóa đơn mỗi tháng
  • Những khoản vay và thế chấp
  • Thanh toán tín dụng
Cảm xúc về tiền bạc - nguyên nhân các nỗi lo sợ - Nguồn Gallup I Kenhtaichinhcanhan.com
Cảm xúc về tiền bạc – nguyên nhân các nỗi lo sợ – Nguồn Gallup

Những triệu chứng liên quan đến nỗi sợ hãi về tiền bạc

  • Đấu tranh để thuyết phục bản thân khi mua sắm nhu yếu phẩm
  • Rút lui khỏi những hoạt động mà bạn thường yêu thích trước đó
  • Từ chối giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền bạc
  • Ngồi đếm mãi đếm mãi không dừng
  • Cảm thấy mất kiểm soát về tài chính
  • Lo lắng về tiền bạc đến mức sinh bệnh luôn

cảm xúc về tiền bạc I sợ hãi I kenhtaichinhcanhan.com
Những dấu hiệu cho thấy ban đang có cảm xúc sợ hãi đối với tiền bạc

Có một khái niệm là Money Taboo – những điều cấm kị về tiền bạc. Ngay cả đất nước có tư duy phóng khoáng như Mỹ thì tiền bạc là chủ đề mang tính cá nhân và thân mật ngang với tình dục (mình không đùa đâu). Ở Việt Nam, nói về tiền là một điều gì đó chỉ dành cho những người thành công và có tài sản. Đa phần còn lại đều sẽ chọn hình thức lãng tránh, vì những nỗi sợ mơ hồ như: tôi không kiếm đủ mức tôi cần, tôi sợ người khác dị nghị, tôi thấy nói về tiền bạc có rủi ro cho tôi…

Ngoài ra, còn có một nguyên nhân dẫn đến nỗi sợ hãi khi nói về tiền bạc chính là đánh đồng nó với sự phức tạp. Có quá nhiều thông tin bao trùm dẫn đến thái độ lãng tránh và không biết bắt đầu từ đâu. Tài chính khó nhằn, làm sao tôi có thể tiếp thu được chứ, hay như kiểu tài chính là cái gì đó mơ hồ, tôi chỉ cần đi làm có tiền đủ là được.

Ghen tị (envy) – liệu tôi có đang hành xử đúng

Có bao giờ bạn rơi vào trạng thái muốn mua một cái gì đó chỉ vì tôi muốn được giống người khác. Hay đơn giản hơn, vì bạn bè tôi, vì người thân hay một ai đó có, và tôi cũng muốn đạt được như vậy? Chắc chắn là có đúng không? Đây chính là cảm xúc ghen tị.

Có phải khi chúng ta còn nhỏ, cha mẹ chúng ta hay nói rằng: con phải ăn cho cao lớn bằng bạn abc nào đó, con phải học giỏi hơn bạn xyz nào đó, con phải, con phải… mọi thứ được định hình bằng sự so sánh. Ngay khi lớn lên, chúng ta cũng áp suy nghĩ “cho bằng bạn bằng bè” vào mọi mặt của cuộc sống. Và khi chúng ta không đạt được điều mà người khác đang có, chúng ta sinh ra cảm xúc ghen tị.

Ghen tị là một cảm xúc xảy ra khi một người thiếu đặc điểm tốt đẹp, thành tích, vật sở hữu của người khác và mong muốn điều đó hoặc mong muốn người khác không có được điều đó.

cảm xúc về tiền bạc I kenhtaichinhcanhan.com
Đọc thêm về cảm xúc ghen tị ở đây

Ăn mày sẽ không ghen tị với tỉ phú, nhưng nhất định sẽ ghen tị với gã ăn mày hàng xóm có thu nhập nhiều hơn mình hàng ngày. Đây là tính người, càng là những người thuộc tầng thấp thì tính cách đó càng rõ nét hơn.

Trích từ “Không tự Khinh bỉ – Không tự phí hoài” (Vãn Tình)

Nghe có vẻ như chả ai muốn mình bị sự ghen tị chi phối. Nhưng bạn không biết rằng đây là cảm xúc tự nhiên của con người và chắc chắn sẽ song hành xuyên suốt trong cuộc đời bạn.

Nếu bạn ghen tị và thừa nhận cảm xúc đó đang diễn ra trong đầu, bạn kiểm soát được điều đó và có hành vi ứng xử đúng thì sự ghen tị là chất xúc tác để bạn tốt đẹp hơn. Ví dụ, bạn cảm thấy mức lương của đồng nghiệp cao hơn, bạn nỗ lực hết mình để chứng minh năng lực của bạn cũng xứng đáng với mức lương đó.

Xấu hổ (Shame) và tội lỗi (guilt) – giải mã hai cảm xúc về tiền bạc còn lại

Wow, chúng ta đã đi nửa chặng đường để hiểu cảm xúc về tiền bạc. Ở phần này mình sẽ viết theo dạng tổng hợp vì hai cảm xúc có liên quan đến nhau. Chắc chắn bạn sẽ biết được nhiều thông tin thú vị lắm đấy. Sẵn sàng đọc qua nhé

Shame is a painful emotion we do our best to avoid.

The function of shame is to prevent us from damaging our social relationships, or to motivate us to repair them.

Có một điều thú vị là sợ hãi -shame và tội lội – guilt lại khá gần nhau về mặt cảm giác nhưng có sự khác biệt rõ ràng nếu so sánh. Trong khi xấu hổ là việc bạn không đạt được các tiêu chuẩn hành vi của mình, thì cảm giác tội lỗi là việc bạn không đạt được các tiêu chuẩn về hành vi của người khác

Shame is personal, while guilt is public. Shame is “I am bad” while guilt is “I did something bad”. Shame reflects on the “human being”, and guilt reflects on the “human doing”. Shame results in internal sanctions—I feel badly—while guilt results in external sanctions—I will be punished.

(nguồn: Emotional Competency)

Ví dụ cảm xúc về tiền bạc cũng sẽ tương tự như vậy.

  • Shame – xấu hổ có nghĩa là “Tôi tồi tệ với tiền bạc của tôi” (I am bad with money)
  • Guilt – tội lỗi có nghĩa là “Tôi đã phạm sai lầm với tiền bạc của tôi” (I made a mistake with my money)

Phân biệt như vậy giúp chúng ta biết nguồn gốc những sai lầm cảm xúc về tiền bạc xuất phát từ đâu. Khi chúng ta có một hành động sai, chúng ta cảm thấy tội lỗi, dẫn đến mong muốn khắc phục và tránh vi phạm lại lần nữa. Còn sự xấu hổ đôi khi xuất phát từ feeling, từ cảm xúc, từ những điều chúng ta tưởng và nghĩ, dẫn đến suy nghĩ bản thân kém cỏi, thiếu tự tin. Cảm xúc này có thể đến từ văn hóa, từ cách chúng ta nhìn nhận về thế giới, về vị thế trong cộng đồng.

Money shame - cảm xúc về tiền bạc I kenhtaichinhcanhan.com
Cảm xúc về tiền bạc – hiểu về xấu hổ – Nguồn: MindMoneyBalance

Rõ hơn về shame – xấu hổ, có ba nguyên nhân làm cho điều này trở nên tồi tệ:

  • Secrecy – dấu diếm. Điều này ở Việt Nam hoàn toàn là điều dễ hiểu. Từ lúc còn nhỏ, chúng ta đôi khi được dạy “tiền bạc gắn liền với tội lỗi” , nói chuyện tiền bạc là điều cấm kị và rằng giàu có gắn liền với gian thương. Chính vì vậy, chuyện công khai trao đổi về tài chính không được khuyến khích.
  • Silence – sự im lặng. Chính vì ở trong một xã hội mà Money Taboo rộng rãi như vậy nên cách tốt nhất là mỗi cá nhân cứ giữ im lặng để yên thân.
  • Judgment – đánh giá. Nói ra dự định mua nhà sẽ bị coi là khoe khoang, nói du lịch vòng quanh thế giới thì bị cho là hoang phí, hay ngôi sao lớn mà từ thiện ít thế (nghe quen quen ha)… Bạn sẽ bắt gặp judgment ở khắp mọi nơi, từ giao tiếp xung quanh cho đến trên mạng xã hội

Nhận diện và quản lý cảm xúc về tiền bạc

Trong các lớp học về Emotion – quản lý cảm xúc, mình luôn được khuyên rằng: Mọi cảm xúc đều đáng giá và có tầm quan trọng như nhau. Bản thân từ cảm xúc EMOTION đã là sự kết nối giữa di chuyển và năng lượng. Bạn sẽ thấy việc hiểu về cảm xúc là hiểu cách năng lượng hoạt động trong cơ thể chúng ta như thế nào. Cùng nhìn hình ảnh sau nhé.

cảm xúc và năng lượng I kenhtaichinhcanhan.com
Cảm xúc và năng lượng

Việc quản lý tiền bạc sẽ bắt đầu bằng tư duy. Bạn có muốn thay đổi tình trạng hiện tại về tiền bạc không? Bạn có đang đau khổ vì nợ nần, xấu hổ vì những lời đánh giá của người khác, hay bản thân cảm thấy có lỗi vì những hành động trong quá khứ? Nếu câu trả lời là ĐÚNG, tức là bạn đã có mong muốn cải thiện tư duy về tiền bạc, từ đó tiến hành những bước sau:

  • Nhận diện cảm xúc NAME IT TO TAME IT. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đặt tên cho cảm xúc về tiền bạc có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm cường độ của cảm xúc đó.
  • TRỢ GIÚP. Chúng ta là những cá nhân trong xã hội và cộng đồng rộng lớn. Hãy cứ sống trong sự chia sẻ và trao giá trị. Khi chúng ta gặp những vấn đề khó khăn trong việc quản lý cảm xúc về tiền bạc, hãy trải lòng và gặp người thân, bạn bè và chuyên gia.
  • THẤU CẢM – EMPATHY. Xuất phát từ việc bạn nhận diện và gọi tên cảm xúc của người khác sẽ làm tăng sự tin tưởng giữa các cá nhân (Theo Science Direct). Từ sự tin tưởng, các cuộc đối thoại cảm xúc về tiền bạc sẽ cởi mở hơn, chúng ta lắng nghe nhau với ít sự phán xét, từ đó lòng thấu cảm phát sinh

Financial empathy and compassion mean being kind, realistic, and looking at the behavior with a lens of resilience or adaptation

Kết bài: Mình hy vọng qua bài viết dài ở trên, bạn sẽ hiểu được cảm xúc về tiền bạc của chính bản thân là gì? Khi chúng ta có thông minh cảm xúc – Emotion Intelligence – chúng ta sẽ có khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn dựa trên việc nhận biết, hiểu rõ và xử lý hiệu quả cảm xúc của bản thân cũng như của người khác. Từ đó, các quyết định liên quan đến tiền bạc và tài chính sẽ mang lại nhiều giá trị.

Bài viết liên quan

Leave a Comment