Chào bạn, cho dù là một người làm việc tự do giàu kinh nghiệm, hay chuẩn bị rẽ hướng sang thế giới freelance đầy sự chủ động và dịch chuyển, bạn cũng nên đọc qua bài viết về con đường phát triển freelancer này. Mình tin rằng, bạn sẽ có được một career path để biết được bản thân sẽ đi về đâu. Việc nhìn trước con đường đi rất quan trọng, bạn sẽ xác định được công việc nào phù hợp, đối tác nào quan trọng và nhất là biết định giá bản thân mình cao hơn để xứng đáng với công sức bỏ ra.
Giai đoạn chật vật đầu tiên trong con đường phát triển Freelancer
Giai đoạn này thường sẽ kéo dài từ 3 đến 6 tháng, và là một trong những giai đoạn thử thách nhất, chật vật nhất của một bạn freelancer.
Nên nhớ, mục tiêu duy nhất của giai đoạn này là không được bỏ cuộc. Mình biết rằng bạn đã tốn nhiều thời gian cân nhắc suy nghĩ để lựa chọn con đường làm công việc viết lách tự do. Vậy thì hãy cố lên một chút nữa, một chút nữa. Chỉ 1% mỗi ngày thì sẽ qua giai đoạn đầy khó khăn trên con đường phát triển freelancer.

Ở giai đoạn này, bạn cần hiểu tính chất các công việc bạn làm. Đó là các công việc nhỏ lẻ, không có tính dài hạn, mức thù lao chắc chắn sẽ thấp. Bạn sẽ tiếp cận với nhiều dạng khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn sẽ bị quay như chong chóng, nhận nhiều lời khen chê và đôi khi mất định hướng.
Cảm giác này không chỉ một mình bạn trải qua, hãy yên tâm. Tất cả những người bắt đầu đều như thế cả. Để có thể vượt qua giai đoạn này, bạn cần lưu ý ba trụ cột:
- Tư duy dài hạn: rất nhiều người bỏ cuộc ở giai đoạn này. Làm việc viết lách tự do nghe thì rất sướng tai nhưng không phải là con đường màu hồng ai cũng thành công cả. Bạn hãy có tầm nhìn xa, không chỉ 3 -6 tháng mà là 1 năm, 2 năm hoặc thậm chí 5 năm. Điều duy nhất bạn cần làm chính là biết mình sẽ đi tới đâu trên chặng đường dài sắp tới.
- Chuẩn bị ngân sách. Mình có một bài viết cụ thể ở đây, chắc chắn hữu ích, dù cho bạn bắt đầu con đường phát triển freelancer hay đã có dạn dày kinh nghiệm. Đừng để hai từ ngân sách làm bạn lo lắng. Hiểu và làm quen với khái niệm này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất.
- Đa dạng hóa nguồn thu. Nên tìm kiếm hai hay nhiều công việc cùng một lúc. Nếu đó là các công việc trong cùng 1 niche thì quá tốt. Nếu như không thì cũng chẳng vấn đề gì. Quan trọng là bạn có job, làm tốt để xây dựng porfolio.

Mình nhớ giai đoạn đầu trước khi trở thành một cây viết về niche Tài chính cá nhân chuyên nghiệp (bên cạnh công viẹc đào tạo và tư vấn), mình cũng học cách phát triển bản thân. Mình nhận dự án freelance là hỗ trợ chắp bút sách về đề tài giáo dục tài chính cho trẻ em. Mình cũng làm song song một job khác là viết paraphrase sản phẩm cho các website bán hàng trên kênh Amazon (bằng tiếng Anh – sau này có thể mở rộng ngách blog flipping). Chưa hết, mình còn nhận translate proposal và phát triển web SEO cho một công ty công nghệ. Tất cả những công việc đầu tiên dù không nhiều thu nhập nhưng đều luôn khiến mình tự hào và biết ơn vô vô cùng.
Nếu như cảm thấy các công việc bạn nhận không xứng đáng hoặc thu nhập quá thấp, cứ mạnh dạn đàm phán hoặc từ chối. Sẽ không có câu trả lời cụ thể là nên hay không nên. Bạn nên linh hoạt và cân đối. Luôn có một thứ gọi là chi phí cơ hội. Biết đâu khi từ chối (bằng một thái độ chuyên nghiệp và lịch sự) bạn sẽ gặp được một công việc khác ưng ý hơn trên con đường phát triển freelance của chính bạn.
Một lời khuyên nữa chính là bạn nên học cách quản lý nhiều dự án cùng một lúc. Việc này cực kì quan trọng. Chuẩn bị mọi thứ ngay từ đầu bởi ở những cấp độ sau, bạn sẽ làm việc với nhiều đối tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Giai đoạn thứ hai trên con đường phát triển freelancer
Chúc mừng bạn đã “sống sót” qua giai đoạn đầu tiên đầy khó khăn và thử thách. Ở giai đoạn này bạn sẽ có những phát triển vượt bậc, thu nhập cao hơn và có tệp khách hàng tương đối.
Bạn sẽ có thêm nhiều dự án mới do chính khách hàng giới thiệu hoặc chủ động kết nối cho bạn. Điều này dĩ nhiên là một động lực nhưng cũng là áp lực vô cùng lớn vì bạn buộc phải đưa ra quyết định về việc bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân chuẩn chỉnh và lựa chọn niche – ngách viết lách cho bản thân.
Nếu giai đoạn đầu bạn làm tốt, thì chuyển sang giai đoạn thứ hai trên con đường phát triển của freelancer, mức phí sẽ dao động tầm 350đ – 500đ/ chữ. Đối với cá nhân có khả năng quản lý, mình khuyên bạn nên lập một team (khoảng 3-4 người cộng tác) nhận dự án thuộc nhiều lĩnh vực để tận dụng tối ưu nguồn lực.
Đối với những bạn đang bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân, giai đoạn này nên có một blog hoặc ít nhất 1 Bio Link để tóm tắt lại những gì bạn đã và đang thực hiện. Bạn sẽ thấy những chuỗi ngày pitching (đấu thầu dự án), seeding (trên các group khác hoặc tự xây group của chính bạn luôn) và viết blog để xây nội dung trên website cá nhân. Đó là những việc cần làm nếu bạn muốn con đường phát triển freelancer của bạn được thuận lợi hơn về sau.

Những lời khuyên đắt giá ở giai đoạn hai chính là:
- Xây dựng mạng lưới liên tục. Nghề viết tự do hay freelancer nói chung, mạng lưới là thứ giúp bạn tồn tại và phát triển. Ngay cả khi bạn đã có vị trí nhất định, bạn vẫn phải giữ cho mình network bên cạnh. Không phải ai cũng là khách hàng
- Xác định tệp khách hàng tiềm năng và ngách bạn muốn theo đuổi. Đôi khi bạn cần đánh đổi. Không ai giỏi trên tất cả lĩnh vực. Lùi lại một bước xem thị trường đang thiếu cái gì, thị trường bão hòa chuyện gì, sau đó chọn ra ngách mình mạnh và có tiềm năng phát triển nhất.
- Định giá và trả giá. Hãy nghĩ đến việc cạnh tranh về giá ở giai đoạn thứ hai này. Việc tin vào sự tăng tiến của bản thân giúp bạn đàm phán mức giá với các đối tác hiện tại và deal tốt hơn khi làm việc với khách hàng tương lai.
Mình rất nhớ trải nghiệm vô cùng thú vị ở giai đoạn này khi mình được mời viết nội dung cho một khách hàng VIP là chủ một doanh nghiệp bất động sản mới tách công ty riêng. Dĩ nhiên trước đó mình đã nuôi mối quan hệ lâu dài với khách hàng mà không vì một mục đích gì cả.
Mình xác định niche của mình là về tài chính cá nhân (financial wellness) và cùng thống nhất các bài viết hướng đến chủ đề truyền cảm hứng cho phụ nữ dám dấn thân kiếm tiền và quản lý tài chính hiệu quả. Chính ngách này đã nhận được sự đồng thuận của vị khách hàng kia vì bản thân họ muốn xây dựng định vị là ngừoi trao giá trị cho cộng đồng. Lực hấp dẫn hút nhau, định hướng rõ ràng nên việc đàm phán mức giá cũng dễ dàng và thuận lợi hơn rất rất nhiều.

Giai đoạn tăng tốc trên con đường phát triển freelancer
Gọi là tăng tốc vì ở giai đoạn này mức thu nhập của bạn sẽ khá cao so với thị trường, dao động từ 500đ – 1.000đ/ chữ. Dĩ nhiên điều này chỉ có nếu ở hai giai đoạn trước bạn làm tốt việc xác định niche và phát triển thương hiệu cá nhân.
Giai đoạn này thú vị ở chỗ đôi khi khách hàng tự tìm đến bạn. Dự án sẽ nhiều hơn, đa dạng hơn. Bạn cũng rèn được cho mình tư duy làm việc dài hạn và ngắn hạn, cách thức định giá. Ở giai đoạn này bạn cũng gói đươc dịch vụ riêng của bản thân được luôn rồi.
Vậy thì, lời khuyên của giai đoạn này ra chính là:
- Đóng gói dịch vụ hoàn chỉnh. Khi bạn có sẵn một quy trình được đóng gói, bạn làm việc với khách hàng sẽ chuyên nghiệp và có vị thế cao hơn rất rất nhiều. Từ đó con đường phát triển của freelancer
- Tối đa hóa các dịch vụ và doanh thu. Bạn đã có nhiều kinh nghiệm, dịch vụ được chuẩn chỉnh, quy trình rõ ràng, vậy thì tại sao không phát hành luôn khóa học online. Dân newbie rất cần những khóa như vậy để định hình con đường phát triển freelancer của chính họ. Đây cũng là cách tốt để bạn có nguồn thu nhập thụ động và gia tăng thương hiệu cá nhân bền vững.
- Chọn lọc dự án. Hãy làm việc với đối tác chuyên nghiệp để đảm bảo cả ba yếu tố giá cả, dự án, con người. Với những đối tác như vậy, một phần ban xây dựng porfolio chuẩn, một phần chính là bạn học được thêm nhiều về cách thức quản lý dự án. Đối vói những dự án dài hạn, hãy làm việc theo nguyên tác hợp đồng, tìm hiểu các quy định luật phát liên quan để tránh phát sinh tranh chấp sau này.
- Đừng để bị ì. Có một điều mâu thuẫn ở chỗ dù gọi là giai đoạn tăng tốc nhưng có rất nhiều người ở giai đoạn này khá lâu (có khi lên đến 6-7 năm). Cái bẫy của vùng an toàn khiến bạn bị trì trệ. Hãy luôn cho mình thế chủ động, cho dù bạn đang ở đỉnh cao của trên con đường phát triển freelancer của bạn.

Giai đoạn đỉnh cao trên con đường phát triển freelancer
Chỉ 20% các cây viết tự do đến được giai đoạn này. Bản thân mình hiện tại cũng chưa đạt được, cho nên thông tin mình viết ra ở đây dựa trên quan sát những anh chị làm nghề. Việc nhìn thấy cách mà mọi người đã làm giúp mình tiết kiệm thời gian rất rất nhiều, định hình hệ thống tư duy và tránh mất thời gian vào những sai lầm có thể lường trước được.
Quy luật 20-80 giải thích vì sao chỉ có 20% người đến được cấp độ này trên con đường phát triển freelancer. Giai đoạn thứ tư là giai đoạn khó định hình nhất, cần sự bản lĩnh và tư duy của một người làm business. Tư duy này bao gồm: xây dựng mạng lưới dịch vụ và hệ thống tự động làm việc hiệu quả.
Mạng lưới dịch vụ chính là những công việc liên quan đến năng lực bạn đã xây dựng từ trước đến giờ. Không chỉ viết bài, bạn còn có thể thực hiện công việc tư vấn, phát hành sách, coaching, đào tạo. Tất cả các kênh dịch vụ là một điểm chạm để khách hàng biết đến bạn nhiều hơn, và dĩ nhiên ở mỗi kênh, thu nhập của bạn sẽ tối ưu hơn rất nhiều.
Hệ thống tự động làm việc hiệu quả chính là vận dụng kênh công nghệ online và nhân sự vận hành để mang về thu nhập thụ động. Cho dễ hình dung nhất, hệ thống sẽ tự vận hành, cho dù bạn có vắng mặt 1-3 tháng. Thu nhập vẫn về, team vẫn làm việc, bạn chỉ cần quản lý mọi thứ từ xa.
Thay đổi tư duy từ một người làm thuê sang một người làm chủ. Khi đó, bạn sẽ học cách làm việc với con người, quản lý chi phí vận hành, tận dụng công nghệ. Con đường phát triển freelancer giờ đây có thể được hiểu là một business model và bạn tạo ra mạng lưới network cho những freelancer khác nữa.
Lời kết: Không ai có thể định hình con đường phát triển freelancer tốt hơn chính bạn. Nếu bạn xem đây là sự nghiệp lâu dài, hãy dành toàn tâm toàn sức. Hãy vận hành nguyên tắc IKIGAI để tìm ra ý nghĩa thực sự cho mọi sự lựa chọn. Cho mình một lí do bắt đầu, nhìn xa hơn lộ trình trước mắt, bạn sẽ phát triển cho dù khó khăn trở ngại ra sao.