Các bước hoạch định Tài Chính Cá Nhân

by Thảo Lê
0 comment

Hoạch định tài chính cá nhân là việc cần thiết để bạn đạt được những mục tiêu trong cuộc sống. Không quan trọng bạn làm ở lĩnh vực, ngành nghề nào hay bao nhiêu tuổi, việc nắm được những điều cốt lõi về hoạch định giúp bạn dễ dàng phát triển bản thân và có được sự cân bằng, thoải mái, bình an. 

Tại sao cần hoạch định tài chính cá nhân?

Ai cũng muốn giàu có nhưng định nghĩa về giàu có ở mỗi người luôn khác nhau. Nhiều người quan điểm giàu có đồng nghĩa sở hữu nhiều tài sản. Số khác cho rằng giàu có là trạng thái có thể ra quyết định mà không còn lo lắng về các vấn đề tài chính. Cũng có người cho rằng giàu có khi họ cống hiến và được công nhận ở một tổ chức nào đó. 

Cách thức để đạt được sự giàu có cũng khác nhau, Có người sẽ vận hành doanh nghiệp hoặc theo đuổi nghề nghiệp được trả thu nhập cao. Cũng có người sẽ đầu tư hoặc thực hành lối sống tiết kiệm, tối giản (frugall living)

Ngày nay, quan điểm về giàu có không chỉ về tiền bạc mà còn liên quan đến chất lượng cuộc sống, gia đình, bạn bè, mối quan hệ xã hội và giá trị cộng đồng. Cho dù định nghĩa của mỗi người khác nhau nhưng tự chung lại để đạt được những giá trị bạn đang hướng đến, bạn cần “hoạch định” và có lộ trình rõ ràng. 

Hoạch định tài chính cá nhân là gì?

Hoạch định tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính để đạt mục tiêu cuộc sống.

Nguyên văn (theo tài liệu của McGraw-Hill): personal financial planning is the process of managing your money to achieve personal economic satisfaction. 

Hoạch định tài chính cá nhân bao gồm:

  • Tăng thu nhập, sử dụng tiền bạc hợp lý, tăng trưởng tài chính trong suốt cuộc đời. 
  • Tránh rơi vào tình trạng bất ổn như vỡ nợ, phá sản, phụ thuộc tài chính vào người khác. 
  • Xây dựng mối quan hệ cá nhân tốt đẹp thông qua giao tiếp về tài chính. 
  • Trạng thái đạt được tự do, không còn nỗi bất an khi nghĩ về tương lai hay khi ra quyết định.  

Chúng ta thực hiện các quyết định tài chính mỗi ngày. Có những quyết định đơn giản, cũng có những quyết định phức tạp và lâu dài. Cơ bản, tất cả những quyết định trên đều được chia làm ba loại:

hoach-dinh-tai-chinh-ca-nhan-1
Hoạch định tài chính cá nhân

Các bước hoạch tài chính cá nhân

Để có bức tranh tài chính cá nhân rõ ràng, bạn cần lên kế hoạch chi tiết cụ thể theo các bước sau

Bước 1: Xác định thực trạng tài chính hiện tại

Ở bước đầu tiên này, bạn cần xác định thực trạng tài chính cá nhân và gia đình. Việc này cực kỳ quan trọng để biết bạn đang ở đâu trên hành trình tài chính sắp tới. 

Ví dụ: Một bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp cao đẳng, tình hình tài chính của bạn như sau:

  • Đang có công việc làm thêm thu nhập mỗi tháng 5 triệu. 
  • Có một khoản nợ bạn bè khoảng 25 triệu. 
  • Đang ở nhà trọ với mức thuê 2.5 triệu
  • Gia đình trợ cấp chi phí sinh hoạt mỗi tháng 3 triệu. 
  • Mỗi tháng bạn để dành 1.5 triệu
  • Chi phí sinh hoạt mỗi tháng là 4 triệu
hoach-dinh-tai-chinh-ca-nhan-2
Các bước hoạch định tài chính cá nhân

Bước 2: Mục tiêu tài chính của bạn là gì

Khi ngồi viết ra, bạn sẽ nhận thấy các mục tiêu tài chính này phản ánh cảm xúc, niềm tin và giá trị sống và giá trị cống hiến của bạn. 

Các mục tiêu tài chính của bạn phải tương ứng với thu nhập, tiết kiệm và các khoản tiền để dành thì hành động mới khả thi.  

Ví dụ: Mục tiêu của bạn sinh viên ở trên trong 2 năm tới là:

  • Học nâng cao lên đại học
  • Làm việc cho công ty mức lương 7 triệu
  • Trả bớt các khoản nợ cá nhân
  • Không nhận trợ cấp từ gia đình nữa
  • Mua xe máy mới
hoach-dinh-tai-chinh-ca-nhan-5
Các mục tiêu trong hoạch định tài chính cá nhân

Bước 3: Xác định phương án để đạt mục tiêu tài chính

Quay trở lại ví dụ trên, bạn sinh viên đó hiện đang có nhiều mục tiêu. Bạn cần liệt kê ra các phương án để thực hiện mục tiêu trên. 

  • Tạm hoãn trả nợ bạn bè, chấp nhận công việc tại công ty để đủ chi phí trang trải, ngưng trợ cấp từ gia đình. 
  • Học lên cao đẳng, duy trì việc làm part-time và giảm trợ cấp gia đình xuống phân nửa. 
  • Tìm kiếm thêm công ty chi trả mức lương cao hơn 8-10 triệu để trả dần khoản nợ bạn bè. 

Bước 4: Tính toán và đánh giá các phương án

Ở đây, bạn cần ngồi ghi ra ở tất cả những điều có thể hoặc không thể xảy ra nếu bạn chọn phương án A chứ không phải phương án B. Khái niệm này gọi là Chi phí cơ hội (Opportunity cost)  hoặc trade-off of decision. Đôi khi chi phí này không đo lường bằng tiền bạc mà bằng những giá trị vô hình khác như thời gian, công sức,…

Ngoài ra, ở bước này bạn còn cần đánh giá rủi ro (evaluating risk) cho mỗi phương án. Ví dụ, nếu học lên đai học, bạn có thể nhận được offer cao hơn về sau nhưng bạn sẽ mất thêm 1 năm vừa học vừa làm. Nếu đi làm ngay bạn có thu nhập nhưng bù lại về bằng cấp thì chưa đáp ứng mong muốn của bạn. 

Bạn nên tìm thêm nhiều thông tin để đánh giá phương án như tra cứu google, hỏi thăm bạn bè làm trong ngành, đọc sách, hỏi chuyên gia,… Càng nhiều góc nhìn bạn càng có thêm thông tin để đánh giá và ra quyết định.

hoach-dinh-tai-chinh-ca-nhan-3
Đánh giá rủi ro các phương án thực hiện

Bước 5: Tiến hành thực hiện phương án

Hoạch định tài chính cá nhân là một quy trình động, cần sự rà soát thường xuyên ít nhất mỗi năm một lần chứ không cứng nhắc. Đơn giản vì có rất nhiều thứ tác động khiến thực tế khác xa với kế hoạch. 

Bước 6: Xem lại và điều chỉnh phương án

Việc điều chỉnh là cách bạn đánh giá lại sự lựa chọn của bạn đã đúng hay chưa để thay đổi cho phù hợp. Ngoài ra, việc xem xét giúp bạn bỏ bớt hoặc thêm vào những mục tiêu mới mà trước đó bạn chưa có đủ khả năng hoặc chưa nghĩ đến. 

Các mục tiêu tài chính cá nhân thường gặp

Dưới đây là bảng tổng hợp các mục tiêu tài chính mọi người thường đặt ra trong cuộc sống.

Hoạch định tài chính cá nhân theo độ tuổi

Lời kết

Trên đây là các bước cụ thể giúp bạn hoạch định tài chính cá nhân. Từng phần trong các bước này sẽ được cụ thể hơn ở những bài viết trên website. 

Bài viết liên quan

Leave a Comment