M&A Trong Ngành Bảo Hiểm

by Thảo Lê
0 comment

Cuối năm 2020, thị trường Bảo Hiểm Việt Nam đón nhận tin tức mới về việc sát nhập giữa Manulife và Aviva. Cụ thể, ngày 14/12, Công ty Manulife mua lại Aviva và ký kết việc hợp tác với Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) để phân phối bảo hiểm nhân thọ độc quyền trong 15 năm. Đầu năm nay, một “tân bình” mới gia nhập là Shinhan Life, nâng số lượng hoạt động chính thức tại thị trường Việt Nam là 17 công ty.

Đứng với góc độ một người hoạt động trong ngành Bảo Hiểm và có nền tảng về kinh doanh thì mình thấy việc mua bán sát nhập này hoàn toàn bình thường . Tuy nhiên, rất nhiều khách hàng của Aviva, và bản thân những ai đang quan tâm đến Bảo Hiểm sẽ có chung một thắc mắc: “Quyền lợi của khách hàng trong các trường hợp này sẽ được bảo đảm như thế nào?”. Một số người thậm chí còn xem đây là một bằng chứng để chứng minh một công ty Bảo Hiểm nào đó “phá sản”, đẩy mạnh định kiến về ngành nghề này tại Việt Nam. 

Minh xin chia sẻ quan điểm cá nhân, chú trọng vào quyền lợi khách hàng vì chiến lược của các “ông lớn”, một khi đã truyền thông rộng rãi, thì đều là quyết định cuối cùng trong quá trình lâu dài cân nhắc, khảo sát và đàm phán. 

  1. Mua bán sát nhập trong lĩnh vực Bảo Hiểm tại thị trường Việt Nam:

Cùng điểm qua một vài vụ mua bán sát nhập kể từ khi thị trường Bảo Hiểm Việt Nam được hình thành vào năm 1993, đánh dấu bằng Nghị định số 100/NĐ-CP ngày 18/12/1993 của Thủ tướng Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm: 

  • Từ  năm 1999 đến năm 2005 ghi nhận vài thương vụ thành công như BIDV mua lại Liên doanh bảo hiểm Việt – Úc để thành lập Công ty bảo hiểm BIDV (BIC); Dai-ichi Life (Nhật Bản) mua lại Bảo Minh CMG để thành lập Dai-ichi Life Việt Nam.
  • Năm 2007, Ngân Hàng HSBC mua 10% cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt và sau đó tăng tỷ lệ sở hữu lên 18%.
  • Gần đây thị trường sôi động hơn với thương vụ Công ty Cổ phần PVI Sun Life là liên doanh giữa PVI và Sun Life Financial đến từ Canada với tỷ lệ vốn góp là 59% thuộc về PVI và Sun Life là 41%
  • Cuối năm 2013, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV(BIC) đã tuyên bố chọn liên doanh với Tập đoàn MetLife Inc (Metlife) thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ BIDV Metlife
  • Gần đây nhất là vào ngày 9-4, tập đoàn FWD thông báo đã được chấp thuận mua lại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank-Cardif (VCLI) – liên doanh giữa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và BNP Paribas Cardif. Thị trường Bảo Hiểm Việt Nam còn lại chính thức 17 công ty. 

Quay trở lại câu chuyện của Aviva, từ năm 2017, VietinBank đã ký kết phân phối bảo hiểm độc quyền cho cho công ty này. Tuy nhiên, tới cuối năm 2019, hãng Bảo Hiểm này thay đổi chiến lượcn tại toàn khu vực Châu Á nên quyết định rút hoạt động kinh doanh khỏi khu vực, trong đó có Việt Nam. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng, việc mua bán sát nhập hoàn toàn không phải câu chuyện phá sản như “tin đồn”, mà xuất phát từ câu chuyện chiến lược của các công ty ở mỗi thị trường khác nhau trên thế giới.

Các công ty Bảo Hiểm hiện nay đẩy mạnh phân phối sản phẩm thông qua kênh ngân hàng (còn gọi là kênh bancassurance) và hiện kênh này chiếm gần 30% tổng doanh thu của các công ty. Ngoài ra, các đại lý tổ chức cũng nhập cuộc đua thị trường sôi động này. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì sự chuyển dịch kênh phân phối của toàn ngành đang theo xu hướng chung với thế giới. Khách hàng sẽ có đa dạng sự lựa chọn và tối ưu nhu cầu bản thân hơn. 

Thủ tục thành lập công ty cổ phần kinh doanh bảo hiểm
  1. Quyền lợi khách hàng khi các công ty chuyển nhượng sẽ như thế nào?

Đây là thắc mắc chung của rất nhiều khách hàng khi tham gia Bảo Hiểm. Thậm chí, nhiều khách hàng còn cho đấy là nguyên nhân chính để quyết định có nên tham gia bảo hiểm hay không nhằm phòng ngừa rủi ro cho bản thân trong những tình huống xấu nhất. Điều đầu tiên, xin khẳng định rằng, cho đến thời điểm nay, trên thế giới chưa có một trường hợp công ty Bảo hiểm nào phá sản. Các việc chuyện nhượng mua bán hoàn toàn đứng trên nguyên tắc kinh doanh và chiến lược chung của tập đoàn ở khu vực và trên thế giới. 

Cho dù dưới bất kỳ nguyên nhân nào, khách hàng sẽ luôn được bảo vệ bởi Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm của nước sở tại. Theo đó, khách hàng hoàn toàn yên tâm về các quy định sau:

  • Luật quy định cụ thể về trách nhiệm của các DNBH trong việc đảm bảo quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm. Trong mọi trường hợp mà DNBH chấm dứt hoạt động vì bất cứ lý do gì thì doanh nghiệp cũng phải giải quyết tất cả các quyền lợi đã cam kết với khách hàng trước khi chính thức ngưng hoạt động.
  • Toàn bộ quyền lợi của khách hàng đã quy định trong hợp đồng hiện hành vẫn sẽ được duy trì mặc dù được chuyển nhượng quản lý sang một công ty Bảo Hiểm khác. 
  • Ngoài các quy định như trên, pháp luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam cũng quy định về quỹ bảo vệ người được Bảo Hiểm. Theo đó doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trích nộp một phần phí bảo hiểm vào quỹ này trong suốt thời gian doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động. 

Tuy nhiên, việc chuyển tiếp cũng sẽ dẫn đến một vài tình huống khó xử như tư vấn viên trực tiếp của khách hàng có thể nghỉ việc hoặc không chuyển sang doanh nghiệp được chuyển nhượng để tiếp tục đồng hành trong hợp đồng Bảo Hiểm đó. Ngoài ra, khách hàng sẽ còn bị làm phiền bởi những cuộc gọi nhằm tranh thủ tư vấn các gói giải pháp để bổ sung hoặc nâng cấp hợp đồng cũ. Khách hàng cần linh hoạt, tỉnh táo bằng cách nắm vững điều khoản của hợp đồng hiện tại. Mọi thông tin giữa công ty và khách hàng cần được lưu trữ, minh bạch và xác thực bằng email, điện thoại và có ký nhận đầy đủ. 

Hy vọng những thông tin cơ bản trên phần nào giúp khách hàng giải tỏa những băn khoản và thắc mắc liên quan đến chuyện sát nhập giữa các công ty Bảo Hiểm trên thị trường. Chỉ cần ghi nhớ một điểm quan trọng: hợp đồng Bảo Hiểm sẽ là căn cứ duy nhất và bền vững nhất đồng hành cùng khách hàng trong mọi sự thay đổi và chuyển tiếp. 

Bài viết liên quan

Leave a Comment