Quỹ chìm sinking fund – cứu cánh cho người khó tiết kiệm

by Thảo Lê
0 comment
Quỹ chìm sinking fund

Quỹ chìm sinking fund là khái niệm quen thuộc trong tài chính cá nhân, giúp bạn thực hiện các mục tiêu tài chính ngắn hạn hiệu quả. Sinking fund tập trung vào các khoản chi được lên kế hoạch trước trong thời gian cụ thể. Nếu biết cách thiết lập quỹ chìm, bạn sẽ tiến gần hơn tới việc tự do tài chính.

Quỹ chìm sinking fund là gì?

Theo trang TheBalance (một website về tài chính cá nhân nổi tiếng của tập đoàn truyền thông Dotdash Meredith – Mỹ), quỹ chìm sinking fund được định nghĩa là khoản tiền bạn để dành (thường là mỗi tháng) cho một mục tiêu cụ thể. Quỹ chìm sinking fund sẽ khác với tài khoản tiết kiệm hoặc quỹ khẩn cấp. 

Một vài ví dụ về mục tiêu thiết lập quỹ chìm như kế hoạch nghỉ mát trong năm, sửa chữa nhà cửa, quà tặng lễ tết, hiếu hỷ, mua sắm thiết bị, dụng cụ,…

Bằng cách dành riêng khoản tiền nhỏ mỗi tháng và tuyệt đối không sử dụng cho các những mục đích nhất thời, bạn sẽ luôn chủ động cho các kế hoạch tài chính ngắn hạn. 

Khác biệt giữa quỹ chìm sinking fund và tài khoản tiết kiệm

Khi nói về tiết kiệm chúng ta không nên chỉ nói chung chung mà cần gắn mục đích vào việc đó. Nếu phân theo thời gian và động cơ thì tài khoản tiết kiệm và quỹ chìm sinking fund sẽ khác nhau như sau:

  • Quỹ chìm phục vụ cho các mục tiêu ngắn hạn, các khoản chi có thể được báo trước 
  • Tài khoản tiết kiệm hướng đến khoản thời gian dài hơn, giúp bạn tích lũy tài sản. 

Khác biệt giữa quỹ chìm sinking fund và quỹ khẩn cấp

Quỹ khẩn cấp (tên tiếng Anh: Emergency Fund) là lượng tiền bạn cần tiết kiệm để dự phòng cho những rủi ro không đoán trước được trong tương lai, ví dụ như: mất việc làm, đau ốm, mất phương tiện lao động. 

Quỹ khẩn cấp cần dao động trong khoản từ 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt tối thiểu của cá nhân hoặc gia đình bạn. 

Xét về tính ưu tiên, quỹ khẩn cấp sẽ được thiết lập trước. Khi bạn đã có quỹ này rồi, hãy luôn duy trì khoản tiền cố định (cho dù có dùng đến hay không). Sau đó mới đến việc thiết lập quỹ chìm sinking fund dành cho những chi phí đã định hình trước. 

Phân biệt quỹ chìm sinking fund và quỹ khẩn cấp Emergency fund
Phân biệt quỹ chìm sinking fund và quỹ khẩn cấp Emergency fund

Thiết lập quỹ chìm sinking fund ra sao

Công thức quy tổng số tiền cần để dành mỗi tháng cho quỹ chìm rất đơn giản:

Sinking fund = tổng tiền : thời gian

Bây giờ chúng ta phân tích hai tình huống cơ bản như sau:

Tình huống 1: Bạn muốn đi du lịch vào tháng 6 năm nay (hiện tại là tháng 1 – cách thời điểm đi là 5 tháng). Chuyến du lịch này tốn khoản 10 triệu (Hà Nội) Vậy để có đủ 10 triệu dự tính cho chuyến đi, bạn cần để dành ít nhất 5 tháng, mỗi tháng 2 triệu từ thu nhập. 

Tình huống 2: Những khoản tiền không thể lên kế hoạch từ trước như tiền khám bệnh, tiền đám cưới,… thì sinking fund vẫn là cách thức tốt để bạn có thể lường trước những khoản chi phí có thể có. Đối với tình huống này, bạn cần ngồi nhìn lại chi phí cho 1 năm vừa qua, tổng các khoản phát sinh không báo trước này dao động bao nhiêu và bạn mong muốn dành cho khoản phát sinh này bao nhiêu tiền. Như vậy, cho dù có xảy ra tình huống bất ngờ, bạn vẫn có sẵn quỹ đã để dành cho tình huống đó. 

Một vài lưu ý khi thiết lập quỹ chìm sinking fund như sau:

  • Các mục tiêu tài chính ngắn hạn, thường là 3 tháng, 6 tháng đến 1 năm. 
  • Mục tiêu có thể là kế hoạch trước (a planned expense) hoặc là khoản chi phí hàng năm an (annual expense)
  • Thường sẽ mang tính thanh khoản tốt để chủ động sử dụng tại thời điểm đã định trước. 
  • Bạn có thể sử dụng hình thức FlexiCash để lưu quỹ. FlexiCash là quỹ đầu tư trái phiếu linh hoạt của Techcombank Securities. Quỹ phù hợp cho các khoản tiền nhàn rỗi hưởng lãi suất đến 6%/năm
  • Nếu chỉ muốn một nơi an toàn để lưu trữ tiền ngắn hạn thì tài khoản ngân hàng là vừa đủ. Bạn có thể trích lập tự động ngay khi nhận khoản thu nhập mỗi tháng. 
  • Không nên để tiền cho quỹ sinking vào quỹ dành cho đầu tư vì bản chất bạn sẽ cần tách bạch các khoản tiền với mục đích khác nhau. Đầu tư luôn mang tính rủi ro và không biết chính xác tương lai, trong khi các kế hoạch tài chính cần con số cụ thể. Khi nhập nhằng giữa các khoản, bạn có thể rơi vào tình trạng là không thể hoàn thành mục tiêu của cả hai quỹ. 

Các câu hỏi thường gặp

Lợi ích của quỹ chìm là gì?

Nếu đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã dễ dàng hình dung những lợi ích của sinking fund. Cùng điểm qua như sau:

  • Rõ ràng trong việc ra quyết định và chi tiêu. Bằng việc lên kế hoạch trước, bạn sẽ tránh tình huống chi tiêu nhất thời theo ý thích, hay hấp tấp do quảng cáo hấp dẫn. Trong quá trình thiết lập quỹ, bạn sẽ có thêm thời gian cân nhắc xem khoản chi này có thực sự cần nữa hay không, và có các phương án nào để vẫn đảm bảo mục tiêu nhưng với chi phí thấp nhất. 
  • Phân bổ các mục tiêu hiệu quả. Khi ngồi lên kế hoạch, bạn sẽ cái nhìn toàn cảnh bức tranh chi tiêu trong vòng vài tháng đến một năm sắp tới. Khi đó, bạn sẽ phân bổ hợp lý khoản thu và chi để đạt các mục tiêu đề ra.  
  • Giảm áp lực nợ nần. Đây là điều chắc chắn. Bạn sẽ không không lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất vì cứ phải lấy các khoản chi này đắp cho khoản chi khác. Bạn cũng sẽ không bị đẩy vào tình huống thiếu hụt nếu có biến cố rủi ro. 
  • Xây dựng thói quen tiết kiệm có kỷ luật. Đa phần việc tiết kiệm không khó. Cái khó là việc chúng ta thực hiện đều đặn một cách có ý thức. Bạn càng có mục tiêu, bạn càng có động lực để gia tăng thu nhập. 

Nếu có việc khẩn cấp thì có được sử dụng quỹ chìm hay không

Câu trả lời là được, nhưng tốt nhất bạn nên có hai quỹ là sinking fund và emergency fund  riêng biệt. Cách thiết lập quỹ khẩn cấp thông thường là khoản tiền từ 3-5 tháng chi phí sinh hoạt trong gia đình.  

Để tối ưu, bạn nên thiết lập quỹ khẩn cấp trước vì quỹ này sẽ là tấm chắn giúp bảo vệ đồng lương và kể cả quỹ chìm sinking fund nữa đấy. 

Nếu chẳng may cần sử dụng sinking fund thì bạn nên thống kế các khoản chi này hàng năm để theo dõi và thiết lập ngân sách phù hợp hơn cho các năm sắp tới. 

Nếu lương tháng không đủ thì có nên xây dựng quỹ chìm không?

Thực ra nếu sau khi tính toán các khoản chi phí và mục tiêu tài chính trong tháng mà thu nhập không đủ để trích lập cho quỹ chìm thì bạn cần quay lại hai vấn đề căn bản nhất:

  • Rõ Chi: Các khoản chi mỗi tháng có thực sự cần thiết và tối thiểu hay chưa? Bạn có thể cắt giảm chi phí được nữa để cho các mục tiêu trong tương lai hay không?
  • Đa thu: Có cách nào để tăng thu nhập, tối ưu dòng tiền mỗi tháng hay không? Có cách nào làm thêm nghề tay trái hoặc đàm phán nâng lương để hưởng phúc lợi tốt hơn từ công ty hay không?

Không cần quá áp lực với các khoản chi phí, nhưng ít ra bạn biết bạn đang ở đâu trong bức tranh tài chính cá nhân. Nếu bạn thấy việc dự phòng các quỹ này là cần thiết, hãy bắt đầu bằng những khoản để dành, nhỏ thôi cũng được, nhưng kiên trì, bền bỉ thì vẫn sẽ đến đạt mục tiêu. 

Kết luận

    Bài viết liên quan

    Leave a Comment