Hướng nội – Thế giới đẹp đẽ của sự tĩnh lặng

by Thảo Lê
0 comment
Hướng nội thế giới đa sắc màu

Susan Cain cung cấp nhiều dẫn chứng, từ lý thuyết đến thực hành, từ các nhân vật tầm cỡ đến những thí nghiệm trải qua nhiều năm liền nhằm chứng minh HƯỚNG NỘI HAY HƯỚNG NGOẠI ai mới là người xuất chúng và đạt được những thành công trong cuộc sống.

Một người hướng nội như mình đã từng mất kết nối thế nào

quan trọng là sự nhận diện bản thân, tìm không gian để nạp năng lượng, và biết đặt mình vào đâu để có cuộc sống như mong muốn. Mọi kiểu người, mọi kiểu suy nghĩ đều là sự bổ trợ nhau , và rằng thế giới chúng ta là một bức tranh đa dạng các loại tính cách khác nhau, nhìn khác biệt, nhưng lại lấp đầy.

Những năm học cấp hai và cấp ba, mình chưa bao giờ thực sự nổi bật trong lớp, các buổi thuyết trình hay dự án. Sau khi ra trường, những năm làm sale, buộc phải gặp gỡ nhiều nhiều, mình đã từng cảm giác vô cùng lạc lõng, mất kết nối khi đến các buổi net working kể cả online và offline.

Trước những buổi thuyết trình, mình chả sợ gì việc đứng nói trước nhiều người, nhưng để trở nên nổi bật thu hút trong một nhóm người thì mình chịu. Vậy thì phải làm sao để có thể đạt được mục tiêu, định vị trong lĩnh vực tư vấn cần sự quảng giao này?

Đó là tập trung vào chuyên sâu, kể cả kiến thức và mối quan hệ. Vì người hướng nội suy xét chậm, nhưng có khả năng đi đường dài.

Hướng nội - Thế giới đẹp đẽ của sự tĩnh lặng

Sách cũng đưa ra nhiều thông tin thú vị, cần thiết cho những người ở vai trò tổ chức công ty hay tuyển dụng. Sẽ có những cá nhân cảm thấy hưng phấn với một phần thưởng, một đích đến nào đó, nhưng cũng sẽ có cá nhân họ lùi lại, phân tích đánh giá và suy xét.

Nếu là người hướng nội, hãy tìm dòng chảy của mình bằng cách tận dụng sức mạnh của lòng kiên trì, nếu thích hành động theo hướng chậm chắc thì đừng để người khác khiến bạn cảm thấy mình phải đua với họ. Nếu thích chiều sâu thì đừng buộc bản thân theo đuổi theo chiều rộng.

Chúng ta vẫn học cách để trở thành người thu hút, nổi bật. Chúng ta vẫn học cách để làm chủ các tình huống cần giao tiếp đám đông. Nhưng quan trọng nhất là ta tin vào sự khác biệt của mình, tự tìm thời gian và không gian để tái tạo năng lượng

Sách không dễ đọc như các sách phát triển bản thân thông thường. Tác giả cung cấp nhiều viện dẫn về đặc tính sinh học, cấu thành não bộ, gen di truyền, đặc điểm văn hóa vùng miền. Tác giả còn nhìn nhận nét tính cách hướng ngoại được số đông tán thành và tôn trọng ở các trường đại học, các tổ chức và cách thức chúng ta đang hành xử làm cho một bộ phận những người hướng nội co hẹp lại, không thể phát huy được hết năng lực của mình.

Dẫn chứng tiêu biểu nhất mà tác giả đưa  ra chính là Gandhi. Cuộc đời ông, nếu chỉ xem xét từng mắc xích nhỏ, có thể đánh giá ông là một người cực kì thụ động. Và ở Phương Tây, thụ động là một cái tội. Nhưng chỉ bản thân ông hiểu rằng, sự thụ động của ông không hề yếu đuối, ông tập trung vào mục tiêu sau cuối và tránh lãng phí sức lực và những trận đụng độ không cần thiết.

“Tôi đã hình thành được thói quen kiềm chế suy nghĩ một cách tự nhiên. Kinh nghiệm cho tôi biết im lặng là một phần của hình thức kỷ luật tinh thần của người yêu sự thật. Thực tế thì sự rụt rè nhút nhát của tôi là tấm khiên và là màn chắn bảo vệ tôi, giúp tôi trưởng thành và đưa ra chân lý…”

Sách còn một chương khá hay, bàn về sự mâu thuẩn giữa “CON NGƯỜI  – TÌNH HUỐNG”: những đặc điểm tính cách cố định có thực sự tồn tại hay sẽ thay đổi tuy theo tình huống mỗi người gặp phải? Và liệu có mâu thuẫn không khi một người hướng nội điển hình lại có thể đứng trước đám đông và nói chuyện hay đến thế. Lời giải đáp chính là TRONG CHÚNG TA CÙNG TỒN TẠI NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CỐ ĐỊNH LẪN TÍNH CÁCH TỰ DO (thuyết tính cách tự do). Nói cách khác, người hướng nội có thể cư xử như người hướng ngoại trong những việc họ cho là quan trọng, những người họ yêu quý hay bất cứ điều gì mà học trân trọng

Đọc sách xong, mình cảm thấy ưng bụng lắm, vì thế giới nội tâm con người thật nhiều màu sắc. Vì đó là khi bài học về sự NHẬN DIỆN  THẤU HIỂU VÀ CẢM THÔNG được ghi nhận.

Bài viết liên quan

Leave a Comment