Tài chính cá nhân ngày càng được nhiều người quan tâm tại Việt Nam. Triển vọng ngành nghề dành cho những bạn trẻ có năng lực cũng được mở rộng. Bài viết sẽ phân tích bốn khái niệm ngành nghề cơ bản nhất, giúp bạn định hình lộ trình phát triển chuyên môn, kỹ năng và bằng cấp cần thiết.
Triển vọng nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính cá nhân
Ngành tài chính nói chung từ trước đến nay luôn là ngành “hot” tại thị trường Việt Nam. Đa phần sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đầu quân vào các công ty, tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính như ngân hàng, công ty quản lý quỹ, bộ phận kế toán tài chính của doanh nghiệp, bảo hiểm, tín dụng,… Sau khoảng thời gian làm việc từ 3 đến 5 năm, bạn sẽ lên cấp chuyên gia. Sau đó, tùy vào từng vị trí, bạn có thể học thêm các chứng chỉ trong nước và quốc tế để thăng tiến lên cấp quản lý.
Ngành tài chính cũng nhận được mức lương cao so với bình quân các ngành nghề khác. Ngược lại, sự đào thải trong ngành cũng khắc nghiệt. Nhu cầu thị trường đòi hỏi người làm chuyên môn cần có bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng đa nhiệm và áp lực làm việc cường độ cao.
Ở một khía cạnh khác, tài chính trên phương diện cá nhân – gia đình ngày càng được quan tâm. Đó không chỉ là việc phân tích thị trường hay dòng tiền của công ty, mà sẽ là bám sát vào từng câu chuyện của mỗi người, giúp khách hàng lên kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để thực hiện mục tiêu như độc lập tài chính, trả nợ, mua nhà, tích lũy tài sản, nghỉ hưu,…
Cho nên, cơ hội ngành nghề trong lĩnh vực này rất lớn. Xu hướng thế giới sẽ chia thành các nhóm cụ thể như sau:
- Financial planner: tư vấn hoạch định tài chính cá nhân
- Financial Advisors: Cố vấn tài chính cá nhân
- Financial Coach: Khai vấn tài chính cá nhân
- Financial Educator: Đào tạo về tài chính cá nhân

Financial Advisor- Tư vấn tài chính cá nhân
Theo Cơ quan quản lý tài chính (FINRA – the Financial Industry Regulatory Authority), một cá nhân có kinh nghiệm trong bất cứ lĩnh vực tài chính nào (chứng khoán, bảo hiểm,…) đều có thể trở thành người tư vấn tài chính. Họ có thể làm tư vấn tự do hoặc trực thuộc một công ty, tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính.
Như vậy, một consultant hoặc advisor sẽ có năng lực chuyên môn nhất định trong lĩnh vực mà họ đang hoạt động. Ví dụ trong ngành Bảo Hiểm, một chuyên gia cần có chứng chỉ hành nghề theo quy định của nước sở tại. Việt Nam thì chỉ cần được cấp phép MOF là được. Còn lại sẽ tùy vào hệ thống đào tạo của từng công ty.
Các bằng cấp đạt được có thể là CFP hoặc Chartered Financial Analyst (CFA), Chartered Financial Consultant (ChFC), hoặc cá nhân hoạt động lâu năm, có kinh nghiệm và chứng nhận được đào tạo trong một bộ phận cụ thể của tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính.
Personal Financial Planner – Hoạch định Tài chính cá nhân
Hoạch định tài chính cá nhân là một thuật ngữ rộng hơn dành cho những người quản lý tiền cho khách hàng, bao gồm các khoản đầu tư và các tài khoản khác. Đôi khi planner còn nhận ủy thác từ khách hàng để đảm bảo kế hoạch tài chính hiệu quả.
Người hoạch tài chính sẽ có chuyên môn giúp các cá nhân và tổ chức thực hiện chiến lược đáp ứng các mục tiêu dài hạn. Cá nhân hành nghề sẽ có năng lực tổng quát trên nhiều khía cạnh của tài chính cá nhân như: quản lý ngân sách – budgeting, lên kế hoạch hưu trí – retirement, đầu tư – investing, giáo dục – education, bảo hiểm – insurance, và thuế – chính sách – taxes.
Hai khái niệm Financial Planner và Financial Advisors có vài điểm giống nhau, đặc biệt khi tại Việt Nam cả hai ngành nghề đều chỉ manh nha xuất hiện thì dường như hai khái niệm này được hiểu là một.
Sự khác biệt lớn nhất, theo Investopedia, một planner – nhà hoạch định tài chính cá nhân sẽ giúp khách hàng đạt các mục tiêu tài chính trong dài hạn. Còn Financial Advisors – cố vấn tài chính sẽ đồng hành cùng khách hàng trong những hoạt động trong thời gian ngắn hơn như kiểm soát tài khoản, ủy thác đầu tư, tư vấn bảo hiểm,…
Bằng cấp chuẩn để trở thành một Planner là CFP- Certified Financial Planner. Đây là một bằng cấp danh giá trên toàn thế giới. Người học cần có số năm kinh nghiệm, trải qua các kì thi sát hạch và duy trì số giờ tư vấn cụ thể mới được cấp chứng chỉ. Số lượng người đạt chứng nhận CFP tại Việt Nam hầu như không nhiều (giữa CFA và CFP thì CFA được biết đến nhiều hơn).
Trên thế giới, các planner còn đi theo hướng niche hơn nữa như retirement, hoặc debt. Bằng cấp có thể bổ sung là Professional Plan Consultant (PPC®) hoặc Retirement Management Advisor® (RMA®).

Đào tạo tài chính cá nhân – Financial Educator
NFEC có chương trình đào tạo cấp chứng nhận điều phối giáo dục tài chính cá nhân – Certified Financial Education Instructor – Financial Literacy Certification (CFEI).
Các khóa học CFEI đáp ứng các tiêu chuẩn về tính nghiêm ngặt cao nhất trong học tập đồng thời cung cấp kiến thức giáo dục tài chính thực tế. Một nhà đào tạo sẽ nắm vững các kỹ thuật điều phối nhóm, thiết kế giáo trình, tài liệu, tổ chức lớp học, đo lường kết quả, và thúc đẩy người tham gia ở mọi lứa tuổi thực hiện hành động tài chính tích cực. Một chương trình giáo dục có thể có khung thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn, tùy thuộc vào mục tiêu ban đầu của đơn vị tổ chức.
Cho nên một người muốn đi theo hướng đào tạo thì cần nắm chắc hai mảng:
- Kiến thức nền về tài chính cá nhân
- Kiến thức về đào tạo như tư duy người học, kỹ năng điều phối và thiết kế chương trình
Khai vấn Tài chính cá nhân – Financial Coach
Cùng xem qua bảng biểu bên dưới để hiểu những vấn đề liên quan đến tài chính cá nhân mà khách hàng hay trao đổi với người tư vấn. Đây là báo cáo về đề tài The Changing Role of the Financial Planner (Tạm dịch là Sự thay đổi trong vai trò của người hoạch định tài chính) (phần 1 – phần 2).

Theo đó bạn có thể thấy những vấn đề khách hàng khi tìm đến người tư vấn sẽ rất đa dạng. Nó không chỉ là những con số hay quản lý dòng tiền mà còn những vấn đề xã hội, gia đình liên quan đến niềm tin, tâm lý, cảm xúc, hành vi, ý thức và các mối quan hệ. Từ đó những người Financial Coach – khai vấn tài chính sẽ đóng vai trò hỗ trợ khách hàng giải quyết những vấn đề trên.
Theo NFEC, sự khác nhau căn bản giữa người làm đào tạo và khai vấn và tài chính cá nhân như sau:
Financial Educators – Teach Groups of People | Financial Coaches – Personalized Support |
– Can serve all ages – Kids, Teens, Adults (Đạo tạo cho nhiều độ tuổi khác nhau: trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn) – General Understanding of a Group’s Financial situation (Có kiến thức về các vấn đề tài chính cho một nhóm đối tượng đặc thù) – Broad understanding of a group’s financial goals (Có kiến thức để thiết lập mục tiêu về tài chính cho nhóm đối tượng) – Align course to meet general needs of the group (Thiết kế chương trình đào tạo phù hợp nhu cầu nhóm) – Track indicators of outcomes through tests and surveys (Đo lường hiệu quả thông qua khảo sát và kiểm tra) – Encourage learners to build systems and processes (Khuyến khích người học xây dựng hệ thống và quy trình) – Provide education in group settings (Đào tạo theo khung thiết kế cho nhóm đối tượng) – Provide ongoing education through group methods (emails, social groups, etc) (Đào tạo tiếp tục thông qua nhiều phương pháp khác nhau) | – Can serve those making financial decisions (typical adults) (Thường tập trung vào nhóm đối tượng có khả năng ra quyết định tài chính) – Deep understanding of Clients’ current financial situations (Thấu hiểu sâu về tình hình tài chính của cá nhân khách hàng) – Specific understanding of Client’s goals and future needs (Thấu hiểu cụ thể về những mục tiêu và nhu cầu khách hàng) – Diagnose areas to best help clients meet their specific goals (Chẩn đoán và đưa ra giải pháp phù hợp với những mục tiêu cụ thể) – Track actuation outcomes (debt, saving via coaching software) (Đo lường kết quả thông qua hệ thống quản lý thông tin) – Provide personalized education and guidance (Cung cấp chương trình hướng dẫn và giao dục thiết kế riêng) – Offer ongoing personalized support, Accountability, Education (Tiếp tục đồng hành cùng khách hàng) |
Giống như người làm Financial Education, người làm khai vấn sẽ có chung một mục tiêu là hỗ trợ khách hàng những thông tin họ cần để đạt được tự do, bình an về tài chính (Financial Wellness). Dựa trên khung đối chiếu của tổ chức NFEC, sự khác nhau cơ bản nhất chính là mục tiêu, kết quả hướng đến những nhóm đối tượng cụ thể.
Một Financial Coach sẽ làm việc với Cá nhân, cặp đôi trong việc giải quyết các tình huống ảnh hưởng đến quyết định và mục tiêu tài chính. Còn người làm giáo dục / đào tạo sẽ cung cấp những chương trình hướng đến một nhóm khách hàng.
Theo đó, bạn có thể thấy để trở thành một coach, bạn phải có năng lực lắng nghe, đồng cảm, thấu hiểu khi làm việc với cá nhân. Bạn có thể học thêm các chứng chỉ để trở thành một coach chuyên nghiệp, sau đó ứng dụng những kiến thức nền tảng về tài chính trogn các giờ khai vấn khách hàng.
Kết luận
Tài chính cá nhân là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong thời gian tới. Những bạn trẻ chuẩn bị ngay từ bây giờ sẽ có cơ hội thăng tiến sự nghiệp rõ ràng. Để bắt đầu ngành nghề, bạn có thể làm việc trong các tổ chức tài chính, lấy chứng nhận giá trị toàn cầu và tích lũy kinh nghiệm tư vấn theo yêu cầu.
Nguồn tham khảo:
Financial Planner vs. Financial Advisor: What’s the Difference?
National Financial Educators Council
What Is a Financial Coach and What Can They Help You With?
